Thế kiểng cổ thụ

Trong giới các nhà chơi kiểng, có người gọi là kiểng cổ thụ vì cho rằng cây kiểng có tuổi thọ cao (cả trăm tuổi) có người lại gọi là kiểng uốn thế và cho rằng cây kiểng được sửa tạo hình theo kỹ thuật và kiểu cách riêng của nó.
Tuy nhiên, hỏi thăm về nguồn gốc về kỹ thuật sửa kiểng thì phần lớn chỉ biết qua loa mà thôi. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm và thử hệ thống lại các kỹ thuật tạo hình cây kiểng theo quan niệm cổ truyền trong dân gian từ xưa đến ngày nay. Rất mong được quý độc giả bổ sung và chỉnh lại, nếu có, để xây dựng và hoàn chỉnh kỹ thuật sửa kiểng cổ thụ theo nền văn hóa cổ truyền của Việt . 




Một phần nào, những danh từ sử dụng về thế kiểng, thế cành nhánh cần được thống nhất và được giải thích rõ ràng hơn. 

Sau đây xin đi vào chi tiết các tư liệu sưu tầm được. 
Ngày nay không còn được biết rõ nghệ thuật sửa kiểng có tự bao giờ. Theo truyền thuyết, thì từ xa xưa bên Trung Quốc đã đưa đạo lý đối nhân xử thế vào mỹ thuật trưng bày hoa kiểng. Chậu kiểng chẳng những phải đẹp mà còn theo đúng những tiêu chuẩn đề ra nhất là phải thể hiện được cái gọi là Tam Thanh tức là Thiên, Địa, Nhân.


Quan niệm đã được du nhập vào Việt và chuyển đổi qua kiểng uốn thế. Chế độ phong kiến đã đặt ra các hình thế cho cây kiểng. Trước hết phải tượng trưng cho được Thiên Đạo còn được gọi là Tam thanh hay là Tam thế, kế đến phải có Âm Dương và sau cùng tượng trưng cho nhân đạo trong đó lấy Quân Thần, Phụ Tử, Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức của đạo Khổng làm căn bản. Cứ theo trên đây, thì cây kiểng uốn thế đã xuất hiện từ sau đạo Khổng (551 - 479 trước công nguyên) nhưng không biết đích xác từ thế kỷ nào. Mặc dầu có biến đổi đôi chút, các hình thế này vẫn tồn tại đến ngày nay. Các nghệ nhân tạo hình, tạo dáng cho cây kiểng đã khiêm nhường lấy tên là “nghề sửa kiểng”, một nghề gồm đủ kỹ thuật, mỹ thuật, óc sáng tạo như nghệ thuật tạo hình.

Về kỹ thuật 
Có hai phần: một là các hình thế của cây kiểng trong đó có các nguyên tắc riêng, hai là các nguyên tắc sửa cành nhánh. 
1a. Hình thế cây kiểng 
Gồm có: 
1- Siêu (suy) phong. 
2- Trung bình (cho tất cả các loại cây). 
3- Thế đứng thẳng (các loại Tùng) (Thập). 
4- Siêu (suy) phong mai (tréo nữ). 
5- Trung bình mai (tréo nữ). 
6- Tùng lão thọ. 
7- Siêu (suy) phong cao. 
8- Hồ văn. 
9- Long thăng (rồng bay).
10- Long giáng (rồng đáp xuống).


Ban đầu chỉ có 8 hình thế, về sau mới thêm hai hình thế Tùng lão thọ và Siêu (suy) phong cao để sửa mấy cây kiểng cũng thuộc về Siêu (suy) phong nhưng có gốc cao quá.

1b. Nguyên tắc tạo dáng
Cây kiểng dù lớn nhỏ, cao hay thấp phải có ba (3) từng, năm (5) nhánh, bốn (4) đoạn (ba từng và ngọn). Dư hay thiếu là sai nguyên tắc tạo lập cây kiểng. Từ cây đến nhánh không bỏ mất âm dương. Đoạn một (1) là gốc phải hướng âm (đầu ngã vô, gốc lòi ra), đến ngọn (4) phải trở về dương. Về phần hình cây kiểng đã có đủ âm dương. Đến đoạn ngọn phải quay với gốc (nghĩa là quy căn).

Một bộ kiểng phải có ba cây, hai cây Suy (siêu) phong, cây còn lại trung bình để tượng trưng cho Tam Thanh. Nếu không ráp bộ được, thì gọi là Độc Chiết (một hoặc nhiều cây).
1c. Nguyên tắc sửa nhánh
Về sửa nhánh thì chú trọng vào hình tam giác. Có 2 cách sửa nhánh:

1. Chiết chi hay là hô văn, cách này phải câu thúc chú trọng từ nhánh nhỏ.
2. Tam Thanh chia làm ba (3) hình tròn, nhập lại một từng, cũng ra hình tam giác.

Về mỹ thuật theo truyền thuyết 
Các cành nhánh phải ngay vào chỗ vai vế của cây kiểng cho có âm dương. Cây Mai nhánh phải tréo ra hình chữ Nữ ở dưới gốc ở đoạn một (1), nếu uốn hình Siêu (Suy) Phong trước chéo ra sau có một nhánh nhỏ thay cho nhánh Tử. Mấy nhánh ở các đoạn trên cũng phải chéo ra hình chữ Nữ chứ không theo vai vế thân cây. Tất cả các nhánh chéo hình chữ Nữ càng tốt, nếu không ít lắm cũng có một (1) hoặc hai (2) nhánh Nữ. 
Cây Siêu (Suy) Phong cao có gốc cao quá nên nhánh Tử tùy theo chiều cao mà sửa thành hai từng, một ngọn hoặc ba từng, một ngọn như cây mẹ. Nhánh Tử thường được nhái theo chữ Tử là con. 
Cây Tùng luôn luôn được sửa nhánh tréo thành chữ Thập cũng có ba từng, một ngọn. Đây là theo tục truyền: Vô Nữ bất thành Mai, Vô Thập bất thành Tùng. Không rõ sự tích như thế nào. Có người nói: Tượng trưng cho phái nữ nên cần ẻo lả thướt tha, còn tượng trưng cho giới quân tử nên phải cứng cáp. 
Long thăng là hình tượng con rồng đang bay lên. 
Long giáng là hình tượng con rồng đáp xuống. 
Có người cho rằng: hình tượng long thăng thường gặp ở cây kiểng ở hoa viên, đình chùa, còn hình tượng long giáng thường gặp ở nhà những người chơi kiểng. 
Hai hình thế này cũng lấy âm dương làm căn bản từ thân đến nhánh chứ không theo nguyên tắc ba từng năm nhánh mà phải là bốn từng nhái theo bốn chân con rồng và một cái đuôi ở trên rẽ ra nếu là long giáng hoặc bốn từng, một cái đầu rồng nếu là long thăng.

Tùng lão thọ là thân vặn qua vặn lại rất gắt, nổi ra hình cây lão thọ thì phải có ba từng năm nhánh như các thế khác. 
Hồ Văn, thân mẹ cũng được uốn cong qua, trở lại ở mỗi đoạn theo đúng âm dương mà hình ngay thẳng chớ không cong queo như mấy hình trung bình, và phải có đủ ba từng năm nhánh và mỗi nhánh phải là nhánh đôi.


caycanhmekong
0906194819
http://caycanhmekong.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment