Những giới hạn kỳ lạ của thực vật


Thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kì diệu và dưới đây là câu chuyện về những kỷ lục kì lạ nhất trong thế giới thực vật!
1. Cây cao nhất: 110,6m
Cây cao nhất là cây cù tùng ở California (Mỹ). Đỉnh cao nhất của nó đạt 110,6m tính từ mặt đất. Cây cao thứ 2 trên thế giới (110,3m) đã bị quật ngã sau 1 trận bão năm 1991.
2. Hạt cây to nhất: Hạt cây dừa biển
Cây ra hoa sẽ cho hạt. Đó là cách duy trì nòi giống thực vật. Loài cây cho hạt to nhất là cây dừa biển, mọc ở các đảo Xâysen và ở Ấn Độ Dương. Hạt của cây dừa này dài tới 4cm và dày 20cm, cả quả nặng chừng 20 kg.
3. Thân cây to nhất: Cây bao báp
Những cây có thân to nhất là cây bao báp mọc ở châu Phi. Chu vi của 1 thân cây bao báp có thể đạt tới 55m. Muốn ôm trọn thân cây, phải có 44 người dang tay ôm mới xuể. Gốc cây bao báp thường có hốc lớn. Do vậy ở châu Phi người ta thường lấy đó làm nơi trú ẩn. Một số người còn mở quán cà phê dưới gốc cây. Trái cây bao báp ăn được và có tên là “bánh mì của loài khỉ”. Quả tròn có thịt màu trắng, khi khô sẽ chuyển thành dạng bột. Nếu bạn hòa thứ bột quả này vào nước, bạn sẽ có 1 thứ nước giải khát. Cho nên cây bao báp còn được gọi là “Cây nước chanh”.
4. Cây xương rồng cao nhất: 17,7m
Ở vùng hoang mạc Arizona ở Mêxicô, người ta có thể thấy những cây xương rồng to như cây thân gỗ. Người ta gọi chúng là cây “Saguaro” hay cây xương rồng khổng lồ. Cây cao nhất khoảng 17,7m. Trước đó người ta còn tìm thấy cây xương rồng cao 24m. Loài cây xương rồng chịu được khô hạn nhờ vào khả năng giữ nước. Mỗi cây Saguaro cỡ trung bình giữ được 3.000 lít nước.
5. Rễ cây cắm sâu nhất: 120m
Rễ cây có nhiệm vụ tìm nước và muối khoáng đáp ứng nhu cầu của cây. Song không phải mọi rễ cây đều mọc sâu như nhau. Phần lớn rễ cây đâm sâu chừng 10m nhưng ở Nam Phi, rễ của 1 cây sung đạt tới độ sâu 120m.
6. Loài cây ăn thịt ranh mãnh nhất: Cây bắt ruồi
Côn trùng có thể làm cho lá của cây bắt ruồi khép lại nhưng 1 giọt nước thì không thể làm được điều đó. Tại sao lại như vậy? Phía bên trong lá cây bắt ruồi được phủ 1 lớp xúc giác. Khi có 1 vật chạm vào những chiếc lông xúc giác này thì cái bẫy đóng sập lại. Tuy nhiên, chỉ chạm 1 lần thôi thì chưa đủ. Khi 1 giọt nước chạm vào 1 trong những chiếc lông xúc giác, cây bắt ruồi ghi nhớ ngay động tác này nhưng chưa phản ứng gì cả. Chiếc lá chỉ đóng sập lại khi có 1 lần chạm thứ 2 sau đó 20s. Chỉ có các loại côn trùng mới có khả năng chạm hơn 1 lần vào những chiếc lông xúc giác này trong 1 thời gian ngắn như vậy. Thế là những chiếc răng khép lại và côn trùng bị mắc vào bẫy.
7. Loại nấm to nhất: Nấm trứng khổng lồ
Những cây nấm to nhất là những cây nấm trứng khổng lồ. Có người đã tìm thấy 1 cây nấm trứng có đường kính đạt tới 155m. Nhưng thường thì kích thước của chúng không vượt quá 20cm. Khi chín, nấm trứng vỡ mạnh làm thoát ra một đám bụi màu nâu nhạt. Đó chính là các bào tử, với số lượng lên tới hơn 1 nghìn tỷ.
8. Loại nấm độc nhất: Nấm amanit lỗ
Mặc dù rất đẹp nhưng cây nấm vẫn có thể gây chết người. Loại nấm nguy hiểm nhất là nấm aminit lỗ, có thể tìm thấy ngay trong những khu rừng xung quanh chúng ta. Nấm amanit lỗ là thủ phạm gây nên cái chết của 90% số người chết vì ăn nấm. Nấm amanit lõ không chỉ rất độc và còn rất dễ nhầm lẫn với nhiều loại nấm lành khác. Điều này càng làm cho nó trở nên nguy hiểm hơn.
9. Cây ăn thịt lớn nhất: Cây nắp ấm
Cây nắp ấm mọc trên đảo Sumatra có bầu lá cao tới 50cm. Đến mùa mưa, những bầu lá này chứa đầy nước. Có những bầu chứa được đến 2 lít nước. Có thể coi mỗi bầu là 1 cái bẫy côn trùng thật sự. Miệng bầu lá tạo ra 1 loại mật hoa rất quyến rũ côn trùng. Thành của bầu rất trơn nên côn trùng bị mất chỗ bám, rơi xuống nước và không tài nào thoát ra được. Côn trùng không có đường ra bị chết đuối và dần dần bị phân hủy trong nước, trở thành thức ăn cho cây nắp ấm.
10. Cây phát triển nhanh nhất: Cây tre
Trong số các loài cây, tre – thuộc họ hòa thảo - giữ kỷ lục về tốc độ phát triển. Một cây tre có thể cao tới 40m. Nó đạt tới độ cao này rất nhanh vì những măng tre non có khi lớn thêm khoảng 1m mỗi ngày. Ngày xưa, người Trung Quốc dùng tre để trừng phạt bọn tội phạm. Tên cướp bị buộc chặt vào gốc măng và bị bỏ lại trong rừng tre. Vài ngày sau, người ta thấy tên cướp đã chết, bị xé xác vì tre lớn cực nhanh.
11. Cây to cao nhất: Cây “Tướng Sherman”
Cây đạt kỷ lục to cao nhất thế giới được mang tên “Tướng Sherman”. Đây là loài cây cù tùng ở bang California. “Tướng Sherman” cao 84m, thân cây có chu vi 25m, tán lá có đường kính tới 32,6m. Người ta tính nó nặng gấp 266 tỷ lần so với hạt mầm sinh ra nó cách đây trên 2500 năm.
12. Cây ra hoa muộn nhất: Loài cây Puya Raimondii
Loài cây thân cỏ như cây bồ công anh hay cây cúc đầu xuân thường ra hoa chỉ sau vài tuần. Còn những thân cây gỗ đôi khi phải sau vài năm mới ra hoa. Riêng cây thân cỏ ra hoa muộn nhất là cây Puya Raimondii, mọc trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Hoa của nó chỉ xuất hiện khi cây đã được 100 đến 150 tuổi. Những bông hoa nở thành chùm, tựa như những chiếc lông vũ lớn có thể dài chừng 5m và dày 1m. Loài cây thân cỏ này chết sau khi ra hoa.
13. Loài hoa hiếm nhìn thấy nhất: Hoa cây vả
Rất ít loài côn trùng có khả năng tìm thấy hoa vả vì nó mọc trong quả. Nó được thụ phấn nhờ 1 loài ong dài 1mm sống trên những cây vả. Ong đẻ trứng trong quả vả để ấu trùng sinh ra từ trứng có thể ngay lập tức tìm thấy thức ăn. Ấu trùng hóa nhộng và rời tổ khi trưởng thành. Những con ong này trên mình đầy phấn hoa vả, chúng bay đến những quả vả khác và lại đẻ trứng trong đó. Thế nên chẳng quả vả có thể lớn lên mà không có sự giúp đỡ của loài ong này.
14. Loài hoa nhỏ nhất: Hoa bèo tấm Úc
Cây hoa nhỏ bé nhất mọc ở châu Úc, thuộc loại hoa bèo đôi khi mọc thành tấm thảm màu xanh nổi trên mặt nước. Cây bèo tấm Úc chỉ cao nửa milimét và hoa của nó còn bé hơn thế.
15. Cây sống lâu nhất: 4700 năm
Theo Kinh Thánh, Mathusalem, ông của Noê, đã thọ 969 tuổi. Bởi vậy mỗi khi nói đến bậc cao niên, người ta thường so sánh “già như Mathusalem”. Nhưng ngày nay còn có 1 Mathusalem mọc trong rừng của bang California còn già cỗi hơn. Đó là 1 cây thông rừng ước chừng khoảng 4700 tuổi. Và sẽ chẳng có gì là lạ nếu người ta gọi cây thông này với cái tên Mathusalem đầy hình ảnh đó.
16. Loài cây nhạy cảm nhất: Cây xấu hổ
Không có loại cây nào nhạy cảm bằng cây xấu hổ. Ngay khi chúng ta chạm vào cây, lá cây đã rũ xuống, chỉ trong vòng 1/10 giây. Nhưng sau 10 phút, lá xòe ra như cũ, như không có chuyện gì xảy ra.
17. Cỏ ba lá lớn nhất: Cỏ ba lá với 14 lá chét
Nếu bạn bạn gặp 1 cây cỏ ba lá có 4 lá thì hạnh phúc sẽ không còn ở xa bạn nữa, nhất là khi bạn ngắt nó vào đêm ngày 24 tháng 6 – ngày Thánh Jean. Ngược lại, cũng theo tín ngưỡng dân gian, 1 cây cỏ ba lá mà lại có 5 lá sẽ mang lại cho bạn bất hạnh. Nhưng chưa từng có 1 cuốn sách về tín ngưỡng dân gian nào nói đến cây cỏ ba lá với 14 lá!
18. Giống cây lâu đời nhất: Cây bạch quả (1 loại cây cảnh của châu Á có lá hình tựa chiếc quạt)
Cây bạch quả của Nhật mà chúng ta vẫn thấy trong các công viên hoặc khu vườn là cây có từ lâu đời nhất. Loài cây này xuất hiện cách đây 160 triệu năm, khi khủng long còn sinh sống trên Trái Đất.
19. Loài cây thủy sinh mọc lan nhiều nhất: Bèo tây
Bèo tây là 1 loại cây thủy sinh rất đẹp ở Nam Mỹ, nhưng hình như nó cũng bị ghét nhất trên thế giới. Nó mọc nhiều như cỏ dại và chỉ trong thời gian ngắn có thể biến cả một con sông thành cánh đồng bèo vô tận. Vào năm 1975, 1 giáo sĩ đã đưa bèo tây sang châu Phi và từ đó bào tây là mối họa thực sự cho các con sông như sông Nil và sông Congo.
20. Loài cây hoa súng lớn nhất: Cây hoa súng Victoria
Loài cây hoa súng Victoria mọc trên sông Amazon ở Braxin. Lá của loại cây thủy sinh này có đường kính hơn 2m, nổi trên mặt nước như những chiếc đĩa lớn màu xanh. Một người lớn nặng 70kg có thể ngồi lên 1 chiếc lá đó.
21. Hạt cây nhỏ nhất: Hạt hoa lan
Chúng ta không thể nào đoán được độ cao của cây nếu căn cứ vào kích cỡ hạt của nó. Hạt cây cù tùng, loài cây lớn nhất thế giới, nhỏ hơn hạt đỗ rất nhiều. Hạt cây hoa lan là loại hạt nhỏ nhất. 1 triệu hạt hoa lan cũng không nặng hơn 1 gam.
22. Trái cây giàu calo nhất: Quả bơ
Trái cây rất tốt cho sức khỏe vì phần lớn chứa lượng vitamin và chất khoáng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người. Nhưng phần lớn hoa quả tươi mà chúng ta ăn không giàu chất dinh dưỡng như thịt chẳng hạn. Nếu bạn muốn ăn trái cây cho hết đói thì hãy chọn quả bơ. 100 gam quả bơ tương đương với 160 Kcal. Vậy là quả bơ giàu dinh dưỡng gấp 2 lần của khoai tây.
23. Trái cây lớn nhất: Trái cây mít bột
Cây mít bột, trước kia chỉ mọc ở Ấn Độ, ngày nay được trồng phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới, cho quả rất lạ. Một trái mít bột thường nặng 25kg. Có nhiều trái dài tới 90cm. Ruột trái cây này giống như mứt màu nâu, có thể ăn sống hay nấu chín. Ở Braxin, người ta gọi đó là “bánh mì của người nghèo”, vì nó là lương thực quan trọng nhất của người nghèo.
24. Lá cây to nhất: 22m
Cây cọ sợi mọc trong các khu rừng nhiệt đới Châu Phi và Châu Mỹ. Lá cây cọ sợi có thể dài tới 22m. Từ sợi của lá cây người sản xuất ra 1 loại sợi cọ bên chắc.

No comments:

Post a Comment