BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SẢN PHẨM CỦA CHÍNH CHÚNG TA


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SẢN PHẨM CỦA CHÍNH CHÚNG TA
76 người chết trong đó có 15 người trên xe khách 48k – 5868 được tìm thấy ngày 21- 10 , vẫn còn 6 người đang mất tích , hàng ngàn người dân mất nhà cửa. Đó là con số sơ bộ về thiệt hại do trận lụt lịch sử ở miền trung gây ra. Biến đổi khí hậu và những tác hại của nó  đến nay không còn là chuyện xa vời để bàn tán, mà nó đang  ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mỗi người
Lũ làm đường sắt đoạn qua xã Đức Lạng, Đức Thọ bị đứt
Hạn hán kéo dài 2 tháng khiến sông Ngàn Sâu cạn trơ đáy.
                                                                             
VN là một trong năm nước (cùng với Ai Cập , Suriname , Bahamas , Bangladesh ) bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Ngân hàng Thế giới dự báo

 Tác hại trước mắt
Những con số liên tục được cập nhật về nỗ kinh hoàng mà đồng bào miền trung đang chịu đựng  khiến cho những người có lương tri phải suy nghĩ.Có lẽ ai cũng sẽ cười mếu nếu biết  về hoàn cảnh ra đời của em bé mang tên Đại Hồng Thủy  trong cơn lũ , khi mà những người cứu hộ chỉ tìm thấy hai mẹ con  lúc mẹ em phải dỡ ngói trên nóc nhà đưa  tay kêu cứu.
Theo Ban chỉ đạo PCLBTW, tổng thiệt hại của 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do mưa lũ lên tới 2.562 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Quảng Bình vẫn đứng đầu thiệt hại cả về tài sản, vật chất, ước thiệt hại hiện nay của Quảng Bình lên tới 1.392,547 tỷ đồng. Ông Lê Huy Ngọ cho biết : ”do đợt này mưa tập trung với cường độ rất cao tại khu vực miền Trung (từ 1.200mm đến 1.300mm có nơi 1800 mm), gần bằng lượng mưa cả năm, nên lũ xuất hiện nhanh và xiết; thứ hai, mưa lớn, lũ dâng vào ban đêm, đèn tắt, điện mất, thông tin cắt, đường sá ngập, khả năng ứng phó của người dân và cứu trợ của lực lượng bên ngoài bị hạn chế gây thiệt hại lớn”
Vậy mà trước đó mấy tháng đợt hạn giữa mùa khô vừa qua gây thiệt hại không kém .Sông Hồng đã trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua. Tình trạng thiếu nước ở các hồ thuỷ điện và hạn hán trên diện rộng đã nhìn thấy rõ. các hồ chứa phục vụ công trình thuỷ điện luôn bị thiếu nước nghiêm trọng. Như Thác Bà, Tuyên Quang , Yaly mực nước xuống gần mực nước chết , thủy điện A Vương ngừng hoạt động . Hệ thống hồ vừa và nhỏ cũng chỉ đạt thấp so với mức nước  yêu cầu. Với lượng nước tích trữ hạn chế vậy tình trạng cắt điện luân phiên  gây khó chịu cho nhiều người và nền kinh tế bị thiệt hại .
Siêu bão xuất hiện thường xuyên  như cơn bão Megi vừa xảy ra , có quỹ đạo rất khó dự đoán.Xa hơn một chút là cơn bão Linda đột ngột chuyển hướng xuống khu vực phía nam và đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long năm 1997 làm cho người dân không kịp trở tay. Trong suốt 87 năm (1884 - 1970), chỉ có 0,75% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Thái Bình Dương có ảnh hưởng đến ĐBSCL. Nhưng con số này đã tăng lên tới 2,88% trong thời gian gần đây
Tiêu biểu nhất cho vấn đề nước biển dâng là triều cường tại TP HCM làm ngập nhiều con đường ở khu vực Bình Thạnh , Thủ Đức mà người dân đang phải đối mặt . Nhiều khu vực rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất
Và lâu dài
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển. TP Hồ Chí Minh sẽ  nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay, Dacca, Thượng Hải, Quảng Châu, TPHCM, Bangkok và Yangon).
Không chỉ ở Việt Nam các nước khác cũng rất nghiêm trọng hơn như  Maldives đang bị đe dọa. Những cư dân sống trên quốc đảo này đang phải đối mặt với nguy cơ mất nhà cửa do mực nước biển dâng. Maldives là một trong những quốc gia thấp nhất trên thế giới so với mực nước biển và hiện vị trí cao nhất của quốc đảo này chỉ còn cách mặt nước biển khoảng 2,5m.
Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn...  Tình trạng thiếu hụt nước sạch  tăng cao. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng.
Con người làm gì để giải quyết được triệt để những vấn đề trên ? Đó là câu hỏi lớn  mà không biết đến bao giờ chúng ta mới giải đáp được
Lỗi do con người
Giới khoa học uy tín đều công nhận biến đổi khí hậu là do khí gây hiệu ứng nhà kính tăng trong khí quyển. Nó làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất nóng lên gây tan băng ở hai cực và khí hậu thay đổi. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc 90% do con người gây ra , 10% còn lại là do tự nhiên
Phá rừng để lấy gỗ và đất canh tác do áp lực dân số mà hiện nay vẫn chưa dừng lại được . Số liệu phân tích ảnh Landsat cho thấy hiện diện tích rừng còn lại khoảng 7,8 triệu ha , chiếm 24% của cả nước ( Viện điều tra quy hoạch rừng ) trong cđó 10% là rừng nguyên sinh . Các nước khác tình hình cũng không mấy khả quan , rừng giàu nhất thế giới Amazone đang suy giảm nhiều , chính phủ Indonesia còn công khai cho phép phá rừng để lấy đất canh tác
Sử dụng nguyên liệu hóa thạch và công nghiệp phát triển tại ra các chất khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 , CH4 , NO đặc biệt là loại khí làm thủng tầng ozone CFC, nó chỉ xuất hiện trong khí quyển từ khi có công nghệ làm lạnh
Những nguyên nhân do con người gây ra thì lâu nay chúng ta đã biết , nó như là chuyện dài nói mãi mà dường như con người đang đi vào ngõ cụt và chưa tìm ra cách giải quyết triệt để
Những nỗ lực thích ứng
Việt Nam là quốc gia tham gia Công ước quốc tế về vấn đề này rất sớm, là nước đã ký Nghị định thư Kyoto chứng tỏ sự quan tâm của việt nam. Cùng với những dấu hiệu ngày càng rõ ràng của thảm họa, nhận thức về biến đổi khí hậu đang đạt được sự đồng thuận trong xã hội.
Theo Michael Parisons, đại diện tổ chức hoạt động môi trường : ” Chính phủ cần tìm các biện pháp thích nghi cho người nghèo và những người cận nghèo, những người chịu tác động nhiều nhất. Nhờ đó, Chính phủ sẽ giúp cho người dân vừa thích ứng với điều kiện biến đổi”

“Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, vì vậy cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”
Phát biểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức ở Đan Mạch
Để ngăn ngừa các tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, IUCN (liên minh bảo tồn thế giới  đã xây dựng khung chiến lược giai đoạn 2007-2010 ở Việt Nam với 4 mục tiêu gồm quản trị nhà nước, quy hoạch môi trường, dịch vụ môi trường và biến đổi khí hậu. Khung chiến lược 2007-2010 của IUCN của Việt Nam sẽ tập trung vào các chiến lược thích ứng với những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở những vùng ven biển và vùng núi cùng với các cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số; đưa ra các chuẩn mực đối với các hệ sinh thái đặc biệt làm căn cứ để xác định biến đổi khí hậu; lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong các công cụ và cơ chế quy hoạch hiện hành; và đặc biệt là cung cấp kiến thức, hiểu biết và thông tin về các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu với công chúng.
Ngoài những giải pháp chung đó thì nỗ lực tự giác của mỗi con người hướng đến một lối sống xanh , ít thiệt hại cho môi trường cũng là đóng góp  quan trọng vào tiến trình đó . VN đã khởi động chiến dịch Giờ trái đất 2010 nhằm hưởng ứng phong trào nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới.
                                                                        Lê Bá Thuận
(Nguồn : vnn , tuoitre , vov , thanhnien , bbc…..)

No comments:

Post a Comment